[vc_row][vc_column][vc_column_text woodmart_inline=”no” text_larger=”no”]Bản đồ tư duy với từ gốc tiếng Anh là Mind Map là thuật ngữ được sử dụng khá nhiều trong các hoạt động mang tính hoạch định, sắp xếp và quan trọng là gia tăng khả năng ghi nhớ cho não bộ. Việc tạo nên bản đồ Mind Map là cách để ghi nhớ chi tiết, tổng hợp, phân tích một vấn đề thành dạng lược đồ phân nhánh. Ngoài khả năng giúp ghi nhớ tuyến tính (theo trình tự nhất định) thì não bộ còn có khả năng liên hệ, kết nối các dữ kiện với nhau; và phương pháp bản đồ tư duy giúp khai thác khả năng này của não bộ.
Nếu một ý tưởng mới đang tuôn trào trong đầu hoặc bạn đang cần khám phá một khái niệm theo cách chuyên sâu hơn, thì việc phát triển bản đồ tư duy là cách tốt nhất để suy nghĩ thấu đáo và sắp xếp mọi thứ có tổ chức. Bản đồ tư duy là phiên bản nâng cao của việc ghi chép. Nó giúp gia tăng tính trực quan để nắm bắt và cấu trúc thông tin, ý tưởng hoặc khái niệm, từ đó giúp ghi nhớ mọi thứ một cách dễ dàng hơn.[/vc_column_text][vc_single_image image=”12212″ img_size=”full” alignment=”center” parallax_scroll=”no” woodmart_inline=”no”][vc_column_text woodmart_inline=”no” text_larger=”no”]Các yếu tố hình thành nên Bản đồ tư duy
Khi tạo một bản đồ tư duy, cần lưu ý các yếu tố chính để tạo nên một bản đồ tư duy hiệu quả gồm:
- Ý tưởng chính/trung tâm: Đây là phần chính, cốt lõi của một bản đồ tư duy. Ý tưởng trung tâm thể hiện chủ đề chính mà bạn muốn tập trung vào khi tạo sơ đồ tư duy.
- Các nhánh: Đây là các ý tưởng phụ hoặc thông tin xuất phát từ ý tưởng chính/trung tâm. Các chi nhánh thường có trật tự theo nhiều cấp độ khác nhau. Ý tưởng phụ phân nhánh trực tiếp từ ý tưởng trung tâm được gọi là liên kết cấp một. Nhiều chi nhánh được tạo ra để nắm bắt thông tin và bổ sung thêm chi tiết.
- Từ khóa: Trong bản đồ tư duy, thông tin được đơn giản hóa, cô đọng và dễ nắm bắt nhờ các từ khóa. Các từ khóa thể hiện ý tưởng đằng sau mỗi nhánh trong bản đồ tư duy.
- Màu sắc: Mỗi kết nối trong bản đồ tư duy được thể hiện bằng một màu liên quan và điều này cho phép dễ dàng gợi lại trí nhớ.
- Hình ảnh: Các yếu tố trực quan và hình ảnh được sử dụng để minh họa các kết nối trong bản đồ tư duy.
[/vc_column_text][vc_single_image image=”12213″ img_size=”full” alignment=”center” parallax_scroll=”no” woodmart_inline=”no”][vc_column_text woodmart_inline=”no” text_larger=”no”]Trẻ em có cần học cách tạo Bản đồ tư duy?
Các lợi ích của Bản đồ tư duy đối với người lớn đã thể hiện rõ, và đối với trẻ em bản đồ tư duy giúp trẻ học tập hiệu quả hơn nhờ:
- Giúp trí nhớ tăng cường: Bản đồ tư duy sử dụng hình ảnh và từ khóa giúp cô đọng các kiến thức cho trẻ. Trẻ có thể hệ thống kiến thức một cách khoa học, nhưng không khô khan và dễ dàng ghi nhớ nhanh và lâu.
- Kích thích trí tưởng tượng, sáng tạo: Màu sắc trong bản đồ tư duy giúp trẻ vận dụng trí tưởng tượng, sáng tạo, đồng thời có tính lý luận, liên kết chặt chẽ. Từ đó giúp tăng hứng thú khi học, giảm việc nhớ trước quên sau.
- Tăng cường chức năng hai bán cầu não: Việc lập bản đồ tư duy giúp trẻ tận dụng các chức năng của não trái lẫn não phải khi học. Nếu vận dụng đúng cách, bản đồ tư duy sẽ giúp trẻ giải phóng các năng lực tiềm ẩn, sáng tạo hơn và thông minh hơn.
Với những ích lợi như trên, Bản đồ tư duy sẽ thực sự là công cụ hữu ích dành cho người lớn lẫn trẻ nhỏ, đặc biệt khi năm học mới đang sắp bắt đầu. Bên cạnh đó, bạn cũng cần bổ dung nguồn dưỡng chất từ các sản phẩm nước ép trái cây Vinut giúp bản đồ tư duy thực sự phát huy hiệu quả![/vc_column_text][vc_single_image image=”12214″ img_size=”full” alignment=”center” parallax_scroll=”no” woodmart_inline=”no”][/vc_column][/vc_row]