Kiến Thức & Chia Sẻ

Mâm ngũ quả ngày tết trong phong tục 03 miền Bắc – Trung – Nam

mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả là một phần không thể thiếu trong phong tục tết cổ truyền của người Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, ở mỗi miền Bắc – Trung – Nam sẽ có những đặc trưng riêng vì vậy cách bày trí mâm ngũ quả ngày tết cũng có những đặc điểm và ý nghĩa khác nhau.

mâm ngũ quả

 Vinut – Mâm ngũ quả ngày tết trong phong tục 03 miền Bắc – Trung – Nam.

Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày tết

Trong tư tưởng người Việt, thuyết ngũ hành luôn song hành trong cuộc sống. Đối với những loại trái cây được trưng lên bàn thờ cũng vậy, mâm ngũ quả tượng trưng cho Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ và cũng là đại diện cho mong ước Phúc – Lộc – Thọ –  An Khang. Vì vậy, người ta thường chọn 05 loại trái cây để dâng lên ông bà tổ tiên vào những ngày quan trọng.

Dù mỗi vùng miền, mỗi địa phương luôn có những quan điểm khác nhau, song mâm ngũ quả để dâng cúng lên tổ tiên điều là đại diện cho những mong muốn tốt đẹp, bình an. Mâm ngũ quả ngày tết còn là mong muốn cho âm dương hòa hợp, vạn vật được sinh sôi.

Mâm ngũ quả miền Nam

Miền Nam vốn là vùng đất nhiều phù sa, thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, con người miền Nam cũng vì vậy mà có tính khí hào sảng, và đơn giản. Mâm ngũ quả của nười dân miền Nam thường là trái Mãng Cầu, Dừa, Đua đủ, Xoài, Sung. Vì tên gọi của nói có thể đọc thành một câu khấn, chứa đựng ước nguyện của người miền Nam: “Cầu vừa đủ xài sung túc cả năm”.

Mâm ngũ quả miền Trung

Miền trung là dải đất gánh chịu nhiều thiệt thòi do có khí hậu khắc nghiệt, thường xuyên phải chống chọi với lũ lụt, hạn hán và đất đai cằn cỗi. Vì vậy mà hoa quả, trái cây ở đây không đa dạng như ở miền Nam. Trong những ngày tết hay những dịp quan trọng, con người miền Trung thường chọn những loại trái cây như: Thanh long, Dưa hấu, Dừa, Cam, Chuối, … để dâng lên bàn thờ, mỗi loại trái cây sẽ có những ý nghĩa riêng.

Thanh Long: mang ý nghĩa như là rồng mây hội tụ, đem đến một năm gió mưa thuận hòa để người dân yên tâm làm ăn.

Chuối: thể hiện cho sự sum suê, đủ đầy.

Dừa: thể hiện sự tinh khiết, và bình an.

Dưa hấu: đại diện cho sự may mắn trong năm mới.

Mân ngũ quả miền Bắc

mâm ngũ quả

     Vinut – Mâm ngũ quả ngày tết trong phong tục 03 miền Bắc – Trung – Nam.

Nếu như miền Nam kỵ trưng Chuối trên mâm ngũ quả vì tên của nói nghe không hay, giống như “chúi” sẽ mang lại những điều không may. Thì miền Bắc, Chuối là loại quả được chọn để dâng lên mâm ngũ quả, ngoài ra còn có các loại trái cây như: trái Phật Thủ, Quất (quýt), Lựu, Bưởi.

Chuối: Người miền Bắc cho rằng trái Chuối cũng có ý nghĩa giống trái Phật Thủ, giống như bàn tay phật che chở cho con người.

Lựu: trái lựu bên ngoài có màu hồng tươi đẹp mắt, bên trong có những hạt lựa đa cạnh, trong suốt như những viên pha lê. Trái lựu tượng trưng cho sự náo nhiệt, thịnh vượng và đông đúc, với mong muốn một gia đình sum vầy, viên mãn.

Mâm ngũ quả là một phần không thể thiếu trong dịp tết của người Việt, nó thể hiện tình cảm và lòng kính trọng đối với tổ tiên, ông bà. Bất kể miền Bắc, Trung, Nam, mâm ngũ quả luôn là biểu tượng của sự sung túc, tình thân và hy vọng vào một năm mới tràn đậy hạnh phúc.


Nắm bắt được truyền thống dân tộc và tâm lý của người Việt trong những ngày Tết truyền thống, Công ty Cổ phần Nước giải khát và Thực phẩm Nam Việt (Vinut) đã cho ra đời sản phẩm Hộp Quà tết Ngũ quả, trong đó có 05 loại nước ép trái cây Mãng Cầu – Dừa – Đu đủ – Xoài – Thanh Long. Chứa đựng ý nghĩa về cầu chúc một năm mới vạn sự như ý, trọn vẹn đủ đầy, sum vầy viên mãn, hạnh phúc ngọt ngào và cát tường thịnh vượng.

Đây sẽ là một món quà vừa tốt cho sức khỏe ngày tết, vừa mang ý nghĩa cho những lời chúc tốt đẹp mà bạn dành cho những người thân yêu.