Đối với văn hóa của người dân Nam bộ trái khổ qua thường được dùng để nấu canh trong những ngày đầu năm mới, với ý nghĩa mọi đều “khổ” sẽ qua đi. Ít ai biết rằng ngoài việc nấu canh hay xào dùng trong bữa cơm, khổ qua còn có thể làm sinh tố hoặc dùng như một bài thuốc chữa bệnh, hãy cùng Vinut tìm hiểu về công dụng của loại trái đặc biệt này nhé.
Tại sao trái khổ qua tốt cho sức khỏe?
Trái khổ qua hay còn gọi là mướp đắng, là loai quả có giá trị dinh dưỡng cao nhất trong họ bầu bí, trong khổ qua chứa các chất cần thiết cho cơ thể như: Vitamin C, A, chất photpho, kali, kẽ, canxi, sắt, magie. Ngoài ra còn cung cấp các chất chống oxy hóa và một số vitamin nhóm B.
Trái khổ qua có thể chế biến đa dạng như: nấu canh, xào, luộc hoặc có thể ăn trực tiếp, phơi khô uống như nước trà, ngoài ra bạn có thể làm sinh tố hoặc nước ép khổ qua. Một ly nước ép khổ qua vào mỗi sáng sẽ giúp bạn kiểm soát được lượng đường huyết, hỗ trợ điều trị ung thư tuyến giáp. Ngoài ra còn có các công dụng sau:
1. Giảm cân
Nước khổ qua có chứa rất ít calo và hầu như không có chất béo. Đồng thời, nó còn chứa nhiều chất xơ giúp giảm cảm giác thèm ăn và tăng cường quá trình tiêu hóa. Do đó, việc uống nước khổ qua có thể giúp giảm cân hiệu quả.
2. Hỗ trợ tiêu hóa
Trong khổ qua chứa nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa, giúp loại bỏ độc tố, kích thích quá trình tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón.
3. Tăng cường miễn dịch
Nước khổ qua rất giàu vitamin C và chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Điều này có nghĩa là nó có thể giúp bạn chống lại các bệnh truyền nhiễm và bệnh lý khác.
4. Tốt cho tim mạch
Khổ qua còn chứa nhiều kali và ít muối, giúp giảm áp lực máu và ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch.
Cách làm nước khổ qua ít đắng
1. Nguyên liệu:
- Mật ong
- 1 trái chanh
- Và đương nhiên không thể thiếu 1 trái khổ qua.
2. Cách pha chế một ly nước khổ qua mật ong:
Bước 1: sơ chế
Làm sạch, cắt đôi, bỏ phần ruột và hạt. Sau đó, thái từng miếng nhỏ rồi ngâm trong nước muối khoảng 15 phút, bạn cần làm vậy để khổ qua bớt đắng. Đồng thời, vắt chanh để lấy nước.
Bước 2: xay khổ qua, vắt chanh
Sau khi ngâm với nước muối khoảng 15 phút, rửa sạch lại với nước, vớt ra cho vào máy xay sinh tố. Cho thêm nước và xay nhuyễn, sau đó sử dụng một cái rây để lọc lấy nước, phần bã bạn có thể trộn với mật ông để làm mặt nạ đắp mặt.
Bước 3: chế biến
Cho nước khổ qua vào ly, cho nước cốt chay vào và thêm một ít mật ong và vài viên đá nếu muốn uống lạnh.
Kết luận
Như vậy, khổ qua không chỉ là một loại rau củ dùng trong bữa ăn của các gia đình, mà còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Với cách làm đơn giản như trên, bạn có thể tự tay làm nước khổ qua tại nhà để tận hưởng những lợi ích tốt cho sức khỏe. Hãy bắt đầu thực hiện ngay hôm nay để có được sức khỏe tốt nhất!